Bị bệnh tiểu đường có gây ra bệnh liệt dương không?

Cơ chế bị bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường gây ra?

Tỉ lệ phát sinh bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường sinh ra rất cao, điều này đã gây sức chú ý cao độ của các chuyên gia, các học giả về mặt này. Cơ chế phát sinh bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường sinh ra cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được làm rõ, trong đó, nhân tô” chướng ngại về thần kinh có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường thấy nhất. Nói chung, thần kinh gây cương cứng dương vật bị thần kinh nội tạng khoang chậu và thần kinh âm bộ chi phôi. Những thần kinh này bắt nguồn từ bó tủy cột sống mặt phang ở cột sông xương cùng (S2 ~ S4), khi biến đổi bệnh lí của thần kinh của người bị bệnh tiểu đường liên lụy đến những thần kinh này thì sẽ phát sinh liệt dương. Những tài liệu nghiên cứu gần đây nhất trên thế giới đã chứng tỏ tỉ lệ phát sinh bệnh liệt dương của những người bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với bệnh trình và mức độ nghiêm trọng, tức là bệnh trình của bệnh tiểu đường càng dài, bệnh tình càng nghiêm trọng, tỉ lệ phát sinh bệnh liệt dương càng cao. Trong sô” những người bệnh liệt dương kiểu này có tới 84% đồng thòi tồn tại cả những tổn hại khác về thần kinh, còn trong sô” những người bệnh tiểu đường không có biểu hiện liệt dương thì không tới 12% sô” người bệnh có kèm theo những tổn hại khác về thần kinh.

Bị liệt dương do bệnh tiểu đường

Ngoài ra theo những tài liệu khoa học khác có liên quan: Bệnh liệt dương của người bệnh tiểu đường thường có quan hệ với sự rối loạn công năng của bàng quang, vì dương vật cương cứng lên và công năng của bàng quang bị khống chế bởi cùng một thần kinh và trung khu tủy cột sông. Có nhà nghiên cứu đã tiến hành đo xác định áp lực bên trong của bàng quang những người bệnh tiểu đường bị bệnh liệt dương, kết quả chứng tỏ có tới 80% có thể thấy khác thường. Nguyên nhân hình thành thật xác thực thì cho đến nay vẫn chưa rõ ràng lắm, nói chung hiện nay đang có mấy học thuyết sau đây:

  • Học thuyết cho rằng do chướng ngại về thay thế chuyển hóa chất. Bệnh tiểu đường do sự tiết ra Insulin không đủ một cách tương đối và tuyệt đốĩ, đồng thời lại có kèm theo cả những nhân tô” có tính ứng kích quá nhiều trong huyết dịch ở tuần hoàn, là cơ sở của glucose trong máu tăng cao và sự thay thế chuyển hóa chất mỡ có thay đổi. Hoạt hóa glucose bị chướng ngại và sự thay thế chuyển hóa chất mỡ bị trở ngại, thần kinh đầu cuốĩ hấp thu glucose giảm thiểu, trong thần kinh thì levulose và sorbitol tăng thêm, tế bào do áp lực thẩm thẩu tăng cao dẫn tới chướng ngại cơ năng. Bệnh tiểu đường chưa được khống chế, thay thế chuyển hóa chất mỡ bị rối loạn, thiokinase của giấm cần cho cozymase A acetyl hóa hạ thấp khi bị bệnh tiểu đường, hình thành màng tế bào bị chướng ngại, kèm theo đoạn mấu thần kinh thoát khỏi vỏ tủy và tế bào biến tính bị tổn hại. Những tổn thương của những bệnh này có thể liên lụy đến cảm giác, thần kinh vận động, gốic thần kinh, tủy cột sông và hệ thống thần kinh tự chủ của toàn thân.
  • Học thuyết cho rằng do chướng ngại huyết quản: Chứng bệnh bội nhiễm của bệnh tiểu đường mạn tính thường thấy nhất là bệnh bội nhiễm ở huyết quản, cũng là bệnh uy hiếp chủ yếu dẫn đến tử vong và dẫn đến tàn phế của người bị bệnh tiểu đường. Bệnh đường cao trong máu khi bị bệnh tiểu đường có thể làm cho hồng cầu tăng cao có tính ngưng tập, giảm yếu có tính biến dạng, công năng ngưng tụ của tiểu cầu tăng cường khác thường. Trong biến đổi bệnh lí của vi huyết quản còn có biến đổi động lực học tưới vào cao, lọc cao, vi tuần hoàn bị chướng ngại, thiếu oxy, màng đáy tăng dày và thành phần có biến đổi. Ngoài ra, học thuyết cho rằng do tổn thương màng trong huyết quản cũng là vấn đề nóng hổi những năm gần đây và được nhiều người nghiên cứu. Chất PGI2 (prostacyclin) sau khi đã hợp thành màng trong huyết quản phóng vào trong máu, nồng độ trong cơ thể người bị bệnh tiểu đường hạ thấp rõ rệt đã giảm yếu tác dụng mở rộng huyết quản và chông động tiểu cầu, lượng phóng ra từ màng trong huyết quản chất fibrinolytic zymogen giảm thiểu đã tăng nặng thêm sự tăng cao tính đông đặc của huyết dịch. Do máu chảy chậm, màng đáy của huyết quản mao dẫn tăng dày làm tăng nặng thêm sự thiếu máu.

Sự thay thế chuyển hóa Insulin bị rốì loạn cũng là một trong những nhân tô” quan trọng gây chướng ngại huyết quản của bệnh tiểu đường. Sự tiết ra Insulin khi bị bệnh tiểu đường có sự không đủ và sự thiếu tuyệt đối. Insulin quá nhiều có thể kích thích cơ nhẵn động mạch tăng sinh, tăng cường sự hợp thành cholesterol và mỡ mà lắng đọng ở thành huyết quản. Chất Insulin quá ít thì lại có thể vì thanh trừ lipoprotein quá ít, dẫn đến bệnh cao lipoprotein trong máu. Cho nên, Insulin quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây nên xơ cứng động mạch.

  • Học thuyết cho rằng thiếu Vitamin: Có nhà nghiên cứu phát hiện nồng độ Vitamin nhóm B trong cơ thể người bệnh tiểu đường giảm thấp. Vitamin nhóm B tham dự vào nhiều loại thay thế chuyển hóa chất trong cơ thể. Có người nêu ra là đối với người bệnh tiểu đường cần dài ngày bổ sung Vitamin nhóm B.
  • Học thuyết cho rằng do ứng kích: Bệnh tiểu đường là một hội chứng tạo thành bởi tác dụng lẫn nhau của nhân tô” di truyền và hoàn cảnh, ứng kích có thể làm cho bệnh tiểu đường tăng nặng thêm hoặc xấu đi. Do ứng kích, hoạt tính của các loại nerve peptide giữa bộ phận dưới của khâu não và vỏ đại não được tăng cường, dẫn tới chướng ngại cơ năng thay thế chuyển hóa chất đường, thay thế chuyển hóa chất mỡ và cơ năng nội tiết, làm cho sự khác thường của thần kinh đầu cuối trở nên ác hóa thêm một bước.

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị liệt dương?

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh thường gặp trên lâm sàng hiện nay, trên lâm sàng có triệu chứng chủ yếu là uống nhiều, phiền khát, tiểu tiện nhiều, cơ chế bệnh lí chủ yếu là rốì loạn thay thế chuyển hóa chất đường. Người bệnh tiểu đường dễ phát sinh chướng ngại công năng sinh dục, biểu hiện của nó phần lớn đều có tính tiệm tiến, thường tăng nặng thêm theo cùng với sự tăng nặng thêm của bệnh tiểu đường. Do độ cứng của dương vật khi cương cứng lên hạ thấp, thời gian cương cứng rút ngắn cho đến không thể cương cứng lên được, nên phát sinh liệt dương. Nguyên nhân gây bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường gây nên hiện nay vẫn chưa hoàn toàn biết rõ, có thể có quan hệ đến mấy nhân tô” sau đây:

  • Nói chung sự cương cứng lên của dương vật do thần kinh nội tạng trong khoang chậu và thần kinh âm bộ chi phôi, khi người bệnh tiểu đường xuất hiện sự biến đổi thần kinh có tính bệnh lí liên lụy đến thần kinh thực vật ở khoang chậu và thần kinh âm bộ sẽ gây nên liệt dương.
  • Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến biến đổi có tính bệnh lí ở màng trong huyết quản, thường liên lụy đến huyết quản lớn, huyết quản nhỏ trong toàn thân. Khi biến đổi bệnh lí ở huyết quản do bệnh tiểu đường sinh ra liên lụy đến huyết quản ở thân xương xốp của dương vật có thể dẫn đến chướng ngại công năng cương cứng của dương vật. Khoang huyết quản của người bệnh khi bị bệnh tiểu đường hẹp, cộng thêm nữa là sự canxi hóa thành huyết quản và sự biến đổi màng trong huyết quản có thể ảnh hưởng đến sự cung cấp huyết dịch cho dương vật dẫn đến chướng ngại về cương cứng của dương vật.
  • Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nội tiết khác thường, quan hệ nhân quả của nó hiện nay vẫn chưa biết rõ, có thể là có quan hệ với công năng tinh hoàn của người bệnh tiểu đường không toàn vẹn, androgen tiết ra quá ít.
  • Người bệnh tiểu đường thường bị bệnh bội nhiễm cao huyết áp, bệnh mạch vành của tim, bệnh ở huyết quản não, mà những bệnh này lại thường phải uống một sô” thuốc chông cao huyết áp, thuốc lợi tiếu và thuốc trở ngắt thụ thể p, những loại thuốc này có những thuốc có thể gây nên hoặc dẫn đến bệnh liệt dương.
  • Ảnh hưởng của những nhân tô” tinh thần: Người bệnh tiểu đường cần không chế dài ngày về ăn uống, những thức ăn đơn điệu trong bữa ăn, những thuốc uống dài ngày, trước kiểm tra hóa nghiệm, người bệnh đa sô” chịu gánh nặng nhất định về mặt tinh thần, những lo lắng này cũng ảnh hưởng đến công năng sinh dục.
  • Thời kì nhi đồng bị bệnh tiểu đường có tính ỷ lại vào Insulin, có thể có kèm theo sự phát dục của bộ máy sinh dục chậm chạp mà ảnh hưởng đến công năng sinh dục ở tuổi thanh niên về sau.

Người bệnh tiểu đường bị liệt dương phải làm thế nào?

Tỉ lệ phát sinh bệnh liệt dương của người bệnh tiểu đường so với những người bình thường khác cao gấp 2 ~ 5 lần. Có tài liệu khoa học nêu ra là gần 40% ~ 60% sô” người bệnh tiểu đường bị bệnh liệt dương ỏ những mức độ khác nhau. Hiện nay tỉ lệ người bệnh tiểu đường ở nước ta không ngừng tăng lên, như vậy, số người bị bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường gây nên cũng sẽ tăng lên tương ứng. Đôl với những người này phải tìm hiểu kĩ lịch sử bệnh, hiểu rõ những thuốc thường dùng và tình hình không chế đường trong máu. Đối với những nhân tô” gây chướng ngại về tinh thần thì phải giáo dục và hướng dẫn người bệnh hiểu rõ về ảnh hưởng có thể có của những nhân tô” tinh thần đối với công năng sinh dục, giảm nhẹ gánh nặng về mặt tâm lí, xây dựng lòng tin kiên định, điều trị bệnh một cách khoa học. Phải xét đầy đủ đến ảnh hưởng của thuốc đô”i với công năng sinh dục. Ngoài việc loại trừ tác dụng của nhân tô” tinh thần và của thuốc, đối với người bệnh liệt dương còn cần xác định nồng độ của một sô” những kích tô” trong huyết dịch như tlyroid hormone, testosterone v.v…, để loại trừ những bệnh nội tiết khác có thể gây nên bệnh liệt dương.

Nói chung, các nhà nghiên cứu cho rằng người bệnh tiểu đường bị bệnh liệt dương điều trị rất khó khăn, vì sự xuất hiện những chướng ngại về công năng sinh dục có tính tiệm tiến, thường không được người bệnh chú ý, đến khi đi khám bệnh thì thường là bệnh đã tới mức khá nghiêm trọng (điều đáng được chú ý là có một sô” người khi bị liệt dương đi khám bệnh qua kiểm tra mới phát hiện là bị bệnh tiểu đường). Đốĩ với những người bị bệnh liệt dương thể hình béo, bụng phệ, đường trong máu là một trong những hạng mục cần phải kiểm tra. Tóm lại, điều trị đối với người bệnh liệt dương do bệnh tiểu đường gây nên, không chê” một cách ổn định dài ngày đường trong máu là cần thiết hàng đầu.