Điều trị bệnh liệt dương bằng công tĩnh trong thái cực quyền

Công trong thái cực quyền là sự kết hợp giữa thái cực quyền và khí công, luyện cả động lẫn tĩnh, cả trong lẫn ngoài để trừ đau, kéo dài tuổi thọ, làm mạnh cơ thể, tăng thêm sức đề kháng, chủ yếu là tập trung ý tưởng giữ vững mệnh môn, vận dụng phương pháp vận khí thổ nạp, dẫn dụ để đạt được mục đích làm mạnh thắt lưng, chắc khỏe thận, luyện khí, tăng cường sức khỏe. Người bệnh liệt dương luyện tập không những sẽ làm mạnh cơ thể, mà còn có thể chữa bệnh, được coi là một liệu pháp mới.

Thái cực quyền chữa bệnh liệt dương

Luyện tập tốt công phu này đòi hỏi phải “nhập tĩnh”. Nhập tĩnh chính là tập trung cao độ, thần kinh yên định cực độ, đến mức đưa tâm hồn vào chốn “nhìn không thấy gì, nghe không thấy gì”, từ chỗ vôn mệt mỏi không thể chịu nôi có được sự nghỉ ngơi yên tĩnh. Cứ lâu dần như vậy sẽ có thể chữa khỏi được thần kinh sinh dục suy nhược. Đồng thời, do đi vào chốn hoàn toàn yên tĩnh, sự tiêu hao oxy của cơ thể giảm thiểu (giảm thiểu khoảng 1/3), chứng tỏ tiêu hao năng lượng cũng sẽ hạ thấp (hạ thấp khoảng 1/5), làm cho người ta có cơ hội tích tụ tinh lực, khôi phục nguyên khí, cho nên, cơ thể hư nhược mệt mỏi, thắt lưng, đầu gối mỏi nhừ do suy nhược thần kinh sinh dục gây nên cũng sẽ dần dần tiêu tan.

Tư thế: Tư thế công trong thái cực quyền rất quan trọng, có liên quan mật thiết với bộ vị tập trung ý tưởng theo yêu cầu của phép công. Với phương pháp hô hấp, có thể phân chia thành kiểu luyện tĩnh, kiểu luyện động, kiểu luyện hoạt. Tư thế tu luyện thích hợp với người bệnh liệt dương như sau:

Kiểu luyện tĩnh:

  • Kiểu nằm ngửa: Dùng tư thế nằm ngửa như lúc ngủ thường ngày, đầu để ngay ngắn, gối đầu hơi cao một chút (khoảng 25 cm), dưới vai đệm cao khoảng 3 ~ 6 cm, làm sao thấy thoải mái dễ chịu là vừa, hai chân duỗi thẳng và khép lại, hai gót chân khép vào sát nhau, đầu bàn chân chẽ ra hai bên thành hình dấu mũ chữ ă (V). Hai cánh tay, ngón tay duỗi thẳng ra tự nhiên, tay buông thả xuống hai bên thân mình, lòng bàn tay úp xuống dưới sát vào giường, hai mắt mở lim dim hoặc hơi ti hí như một tia ánh sáng.
  • Kiểu ngồi: Thân thể để ngồi ngay ngắn, ngồi vững trên ghế, trước hết luyện ngồi tĩnh và hô hấp, hai chân tách ra một cách tự nhiên để ngang bằng với hai bên vai, khớp đầu gốì cong gập thành 90°. Hai đùi song song vói mặt đất, hai chân giẫm xuống mặt đất, độ cao của ghế cần ở độ vừa phải, đầu vai thả lỏng hơi nghiêng chếch lên, mí mắt nhẹ nhàng khép lại, mím mồm, hàm răng trên và hàm răng dưới không xít chặt mà hơi chạm vào nhau, đầu lưỡi hơi để sát vào vòm họng trên. Sau khi ngồi ổn định thì hô hấp một cách tự nhiên, từ từ hít khí vào thật sâu, thở hơi cũng từ từ kéo dài, yêu cầu nhỏ nhẹ và đều đều. Khi đó sức chú ý phải tập trung để đếm sô” lần hô hấp, không nên nghĩ gì khác, hễ xuất hiện một ý nghĩ gì khác phải lập tức loại trừ ngay, mỗi lần luyện tập 15 phút cho đến nửa giờ, ngày 3 ~ 4 lần, liệu trình 2 ~ 3 tuần.

Sau này 3 ~ 4 tuần, sức chú ý luyện công sẽ phải tập trung vào hô hấp, tư thế ngồi hoàn toàn giống như nhau. Hít khí vào phải tự nhiên, từ từ hít vào, giông y như hít khí sâu mãi vào trong bụng vậy, tiếp đến là từ từ thở khí ra, thở khí ra cũng giông như thở từ trong bụng ra vậy, dần dần hô hấp ngày càng sâu và chậm rãi. Thoạt đầu, sức chú ý vẫn phải tập trung vào hô hấp của bản thân, dần dần cơ thể chuyển dịch sức chú ý vào bụng dưới, hơn nữa không được tùy tiện di chuyển sức chú ý ra ngoài, cho dù ở bên ngoài có sự động tĩnh gì cũng phải làm cho được việc không bị nhiễu loạn, đó gọi là ý thủ đan điền (trước đây đan điền chính là huyệt quan nguyên). Mỗi lần luyện công nửa giờ, mỗi ngày luyện 3 ~ 4 lần. Giai đoạn này phải luyện “nhập tĩnh”, có thể ngồi yên hoặc đứng yên, từ từ, sâu, dài, đều đều thở ra rồi hít vào, trước sau phải “ý thủ đan điền” không để phát sinh những ý nghĩ gì khác, mỗi lần luyện công nửa giờ hoặc 45 phút, ngày 3 lần. Cứ luyện khí công một cách kiên trì như vậy, nếu có thể đạt được đến bước “nhập tĩnh” thì chứng bệnh sẽ có thể dần dần chuyển biến tốt cho đến khỏi bệnh.

Khi tập luyện khí công cần chú ý, trước khi luyện công 15 phút không được suy nghĩ gì động đến não, không nên tập luyện vào lúc bụng đói hoặc lúc vừa mới ăn cơm xong. Khi bị sốt, bị tiêu chảy, bị cảm mạo nặng và quá mệt mỏi đều cần tạm thòi ngừng luyện công.