Khái niệm, phân loại và chuẩn đoán bệnh liệt dương

Thế nào gọi là bệnh liệt dương

Liệt dương là chỉ dương vật bị mềm nhũn teo tóp, không igiao hợp được, là một bệnh dương vật của nam giới knông cương cứng lên được hoặc có ngỏng lên nhưng không đủ độ cứng hoặc chỉ cương cứng trong phút chốc không thể cắm vào âm đạo được, cũng không thể nào hoàn thành được việc giao hợp vợ chồng.

Bệnh liệt dương

Liệt dương là tên gọi trong Đông y. Trong các văn kiện y học của nhiều thời đại bệnh này có những tên gọi khác nhau, như “cân ủy”, “âm ủy”, “âm khí vô dụng”, đến thời nhà Minh của Trung Quốc mới chính thức gọi tên bệnh là “dương ủy” (chứ không phải là “dương nuy” như nhiều người gọi nhầm) tức bệnh liệt dương. Đông y cho rằng sự hình thành bệnh liệt dương chủ yếu là do mệnh môn hỏa suy, tổn thương thận âm do sinh hoạt tình dục quá độ gây mệt mỏi nhiều gây nên, hoặc tâm tì hư tổn, khí huyết sinh hóa không cồn nguồn nữa dẫn đến gân cốt mất dinh dưỡng mà sinh mềm nhũn ra, hoặc ăn quá nhiều các chất béo ngọt, tích trệ sinh nhiệt, hư nhiệt hạ chú, hoặc hàn trệ ở can mạch, dương khí và âm huyết trong cơ thể không thể phân bô’ đến âm khí (chỉ bộ máy sinh dục của nam nữ), gân cốt lỏng lẻo mà sinh ra bệnh này. Ngoài ra, cũng có thể vì bị chấn thương từ bên ngoài vào bộ máy sinh dục hoặc bị tổn thương do phẫu thuật ở các bộ vị gần với dương vật, làm cho huyết ứ trở trệ ở mạch lạc, gân cốt không được dinh dưỡng đầy đủ mà sinh ra liệt dương.

Phân loại bệnh liệt dương như thế nào

Căn cứ vào quá trình bệnh liệt dương phát sinh có thể phân chia thành liệt dương có tính nguyên phát và liệt dương có tính kế phát. Liệt dương có tính nguyên phát là chỉ những trường hợp dương vật không-cương cứng lên được, không thường xuyên hoàn thành được cuộc giao hợp. Liệt dương có tính kế phát là chỉ trường hợp đã từng giao hợp bình thường, sau đó do nguyên nhân nào đó như bị bệnh mà phát sinh liệt dương. Trên lâm sàng, liệt dương nguyên phát cực ít gặp, tuyệt đại đa sô” là liệt dương có tính kế phát.

Căn cứ vào việc bị tổn hại có tính khí chất hay không, lại phân chia thành liệt dương có tính công năng và liệt dương có tính khí chất. Liệt dương có tính công năng phần nhiều do những nhân tô” về mặt tinh thần, tâm lí dẫn đến những biến đổi về mặt sinh lí của hệ thông thần kinh gây nên, trường hợp này chiếm khoảng 50% ~ 70% sô” người bệnh. Liệt dương có tính khí chất là chỉ liệt dương do những biến đổi bệnh lí có tính khí chất như tinh thần, huyết quản, nội tiết, tiết niệu, hệ thông sinh sản và các khí quan khác gây nên. Lại căn cứ vào mức độ liệt dương để phân chia thành liệt dương hoàn toàn và liệt dương không hoàn toàn. Liệt dương hoàn toàn là chỉ mức độ mềm của dương vật tương đôi nặng, cơ bản không thể cương cứng lên được hoặc hoàn toàn không thể giao hợp được. Còn liệt dương không hoàn toàn là chỉ dương vật tuy có thể ngỏng lên được, nhưng không đủ độ cương cứng hoặc sau khi cương cứng lên được trong giây lát xong lại mềm nhũn ra ngay, làm cho không thể hoàn thành giao hợp bình thường được.

Sự biến đổi bệnh lí của liệt dương có những gì?

Dương vật từ trạng thái mềm nhũn chuyển sang thành cương cứng lên, sự thay đổi chủ yếu là ở hệ thông huyết quản của dương vật. Dưới sự chi phối của thần kinh các cấp, huyết lưu của động mạch tăng thêm mà cương cứng lên, đường chảy ra của tĩnh mạch tự ngắt để duy trì cương cứng. Bất luận vì nguyên nhân gì làm thay đổi công năng và kết cấu của huyết quản tĩnh mạch đều có thể gây nên liệt dương.

Nguyên nhân gây bệnh liệt dương có nhiều mặt, biến đổi bệnh lí cũng không giống nhau. Những năm gần đây có rất nhiều học thuyết tiến hành phân tích bệnh lí về bệnh liệt dương.

  • Học thuyết về huyết quản: Do sự biến đổi của huyết quản, dương vật cương cứng lên, động lực học huyết dịch đã có những biến đổi. Có những thay đổi về động lực của vi huyết quản, cũng có chướng ngại của vi tuần hoàn, những biến đổi như thiếu máu, thiếu oxy của tế bào, Sự biến đổi ở màng đáy như sự biến đổi tăng dày và biến đổi về thành phần v.v… Màng trong của huyết quản bị tổn thương, lượng nhân tử kích hon! fibrinolytic zymogen phóng ra từ màng trong huyAl quản giảm thiểu, tăng nặng thêm sự ngưng tập huyct dịch, làm chậm lại huyết lưu, làm tăng dày thêm mủng đáy của huyết quản mao dẫn, càng làm tăng nặng thêm thiếu máu, thiếu oxy.

Trong những trường hợp bị bệnh tiểu đường, cu những người do bị rối loạn thay thế chuyển hóa Insulin, làm cho thành trong huyết quản phát sinh tăng sinh có tính bệnh lí hoặc sự trầm tích cholesterol, huyết quản động mạch ở dương vật bị xơ cứng, gây nên cung cAp máu của động mạch ỏ dương vật không đủ.

Trong tổ chức xương xốp của dương vật, huyết dịch của tế bào tổ chức cơ nhẵn có tác dụng điều tiết dôi VƠI hôc hõm máu ở trong xương xốp của dương vật. Những năm gần đây các học giả còn phát hiện trong những người bị bệnh liệt dương^có tixjh khí chất, những ngươi bị liệt dương do huyết quản, tế bào cơ nhẵn có những, biến đổi rõ rệt về bệnh lí, công năng thu co và thư giun của nó mất, không chỉ làm cho không gian các hốc hum máu trong xương xốp ở dương vật giảm thiểu, gAy chướng ngại rất nhiều; mặt khác, do áp lực của tinh mạch của huyết quản màng trắng hạ thấp, không đủ de nén ép làm đứt mạch hồi lưu của tĩnh mạch, mà him phát sinh liệt dương do tĩnh mạch.

  • Học thuyết ứng kích: Trong một sô’ ngưòi bệnh tiểu đường, ứng kích có thế làm cho bệnh tiểu đường tăng nặng lên hoặc trở nên xấu đi. Do ứng kích có I he làm cho sư thay thê chuyển hóa môt sô chất nào dỏ trong thần kinh trung khu khác thường, từ đó mà lam

Jim lum đối bệnh lí ở thần kinh đầu cuối tăng nặng hơn min. (tó là một trong những nguyên nhân gây biến đổi In till li của liệt duơng do thần kinh gây nên.

  • Học thuyết về chướng ngại thay thế chuyển hóa chất: Trong cơ thể con người, những chướng ngại về thay thế chuyển hóa chất do các nguyên nhân gây nên đều có thể làm cho huyết quản ở dương vật phát sinh những biến đổi về bệnh lí, tạo nên việc cung cấp máu của động mạch không đủ, dẫn đến phát sinh liệt dương.

Về sự biến đổi bệnh lí của bệnh liệt dương, cùng với sự tiến triển trong công tác nghiên cứu về bệnh nam khoa những năm gần đây thì những phát hiện mới, những nhận thức mới không ngừng xuất hiện, đã cung cấp nhiều tư liệu làm căn cứ vững chắc cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và điều trị đối với bệnh liệt dương.

Chẩn đoán như thế nào là bệnh liệt dương?

Trên lâm sàng có rất nhiều người bệnh liệt dương phải tiến hành một sô” kiểm tra và xét nghiệm phụ trợ liên quan mới giúp cho việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng không phải là người nào bị bệnh liệt dương cũng phải làm tất cả các hạng mục kiểm tra phụ trợ cả, nếu không thì không những tạo nên cho người bệnh áp lực và đau khố’ về tinh thần, mặt khác cũng sẽ tạo nên gánh nặng về kinh tế đối với người bệnh, cho nên phải có sự chọn lựa để tiến hạnh.

  • Kiểm tra ở phòng thí nghiệm:
  • Kiểm tra huyết dịch: Trong kiểm tra huyết dịch bao gồm kiểm tra máu ở đầu cuối, kiểm tra máu theo thường qui, kiểm tra tiểu cầu và kiểm tra hóa nghiệm máu ở tĩnh mạch, trong đó bao gồm công năng của gan, thận, chất điện giải ở máu, đường trong máu, mỡ trong máu, T3, T4 trong máu, cortisol trong huyết tương, sex hormone (như FSH, LH, PRL) v.v…
  • Kiểm tra nước tiểu: Kiểm tra nước tiểu theo thường qui, cặn lắng đọng của nước tiểu, tỉ lệ dòng chảy của nước tiểu, 17- ketone sterol trong nước tiểu, 17- hydroxyl sterol trong nước tiểu, creatinine trong nước tiểu.
  • Kiểm tra hóa nghiệm tiền liệt tuyến, tinh dịch.

Thông qua kiểm tra ở phòng thực nghiệm có thể hiểu được là có những bệnh đang tồn tại như bệnh ở hệ thông tiết niệu, bệnh viêm tiền liệt tuyến, bệnh tiểu đường, bệnh công năng của màng tuyến thượng thận lên quá cao hoặc suy giảm, công năng của tuyến giáp khác thường hay không.

  • Kiểm tra hệ thông thần kinh: Để phân biệt bệnh liệt dương có tính công năng và có tính khí chất.
  • Kiểm tra tâm lí học: Tiến hành điều tra và cho điểm trả lòi về mặt tâm lí, để biết rõ là có bệnh liệt dương có tính công năng hay không.
  • Thử nghiệm dương vật cương cứng về ban đêm: Bao gồm, đo đường kính và xung quanh, miêu tả và ghi thể tích dương vật v.v…
  • Đo xác định huyết áp của dương vật: Huyết quản bình thường của dương vật thấp hơn huyết áp của động mạch não, trị sô” chênh lệch 2,66kPa.
  • Đo xác định dung lượng mạch đập của dương vật: Có thể biết được là có bệnh ở huyết quản hay không.
  • Đo xác định lưu lượng máu ở dương vật: Người bị bệnh liệt dương khi dương vật cương cứng lên, lưu lượng máu giảm thiểu.
  • Kiểm tra siêu âm Doppler động mạch dương vật: Xác định phương pháp kiểm tra liệt dương có tính huyết quản.
  • Thí nghiệm thuốc gây nên cương cứng dương vật: Dùng để giám định phân biệt liệt dương có tính huyết quản.
  • Thuật tạo hình động mạch dương vật.
  • Tạo hình thân xương xốp của dương vật.
  • Đo xác định bằng điện đồ phản xạ của cơ xương xốp hình quả cầu: Kiểm tra khi chẩn đoán liệt dương có tính thần kinh.
  • Đo xác định dung tích áp lực bàng quang: Quan sát đường cong dung tích áp lực của bàng quang xem có khác thường hay không.

Đốì với những người bệnh nghi là bị liệt dương phải hỏi thật kĩ về lịch sử bệnh, tiến hành tỉ mỉ các kiểm tra thân thể, sau đó kết hợp với những hóa nghiệm, kiểm tra tương quan, tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Chỉ có biết rõ nguyên nhân gây bệnh mới có thể tiến hành điều trị đúng bệnh, nếu không, sẽ không đạt được hiệu quả điều trị tốt.