Thuốc dễ dẫn đến liệt dương

 

Thế nào là thí nghiệm bằng thuốc hoạt tính ở huyết quản trong thân xương xốp của dương vật

Để phân biệt rõ là bị bệnh liệt dương có tính khí quản hay bị bệnh liệt dương có tính công năng, người ta dùng phương pháp thí nghiệm thuốc hoạt tính ở huyết quản ở thân xương xốp của dương vật để giám định phân biệt. Thí nghiệm thuốc hoạt tính ở huyết quản thường chọn dùng những thuốc như Phentolamine, Phenoxybenzamine, Alprostadin, El Papaverine v.v… Cơ chế tác dụng của những thuốc này chính là làm cơ nhẵn trong xương xốp của dương vật rão ròi và sung huyết cương cứng lên.

Bệnh liệt dương do thuốc

Phương pháp thí nghiệm dùng thuốc Papaverine là: Dùng 60 ~ 80mg Papaverine tiêm vào trong xương xốp của dương vật (chú ý thao tác phải tuyệt đôi vô trùng), sau khi tiêm trong vòng 2 ~ 15 phút tác dụng rõ rệt nhất, dương vật cương cứng có thể duy trì được 100 ~ 120 phút. Nếu sau khi tiêm, dùng phương pháp kiểm tra sắc màu Doppler có thể đo được một cách chính xác tốc độ máu chảy và trạng thái mở rộng huyết quản. Nếu có bệnh liệt dương có tính huyết quản, mấy ngày sau khi làm thủ thuật, hiện tượng cương cứng dương vật sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu bệnh liệt dương có tính công năng, sau áp dụng thủ thuật nói chung biến đổi không lớn lắm.

Thuốc dễ dẫn đến liệt dương có những loại nào?

Trên lâm sàng có một sô” thuốc có thể gây nên bệnh liệt dương, có những thuốc thuộc loại gây ảnh hưởng đốì với công năng sinh dục, cũng có những thuốc thuộc loại gây chướng ngại về sinh lí của người bệnh. Đốĩ với những người bệnh cơ năng sinh dục của thân hạ thấp, khi dùng thuốc cần phải cô” gắng chọn dùng những loại thuốc ảnh hưởng đối với cơ năng sinh dục nhỏ. Nhưng có một sô” người bệnh vì nguyên nhâmbệnh tật lại không thể không dùng những loại thuốc gây ảnh hưởng đốì với cơ năng sinh dục được, như vậy sẽ cần phải hiểu rõ về thuốc chữa bệnh, phải biết đầy đủ về những tác dụng phụ của thuốc, nắm vững về việc sử dụng thuôc để có sự chọn lựa và thay thế. Nhưng cuối cùng cũng cần phải hiểu là do ảnh hưởng của thuốc hay là ảnh hưởng của bệnh, hay do những nhân tô” về tinh thần, tâm lí gây tác dụng ức chê”, những điều này có khi rất khó xác định. Hơn nữa, sự khác biệt trong trạng thái cơ thể mỗi người khiến tác dụng của thuốc cũng có sự khác nhau rất lớn.

Có rất nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ thông thần kinh thực vật có thể sinh ra liệt dương, hoặc những chướng ngại về phóng tinh. Ví dụ như những loại thuốc chông cao huyết áp tác dụng vào hệ thông thần kinh giao cảm như Methyldopa, Reserpine v.v… đều là loại thuốc andrenergic blocking, đều có thê làm nhiễu loạn sự phóng tinh và gây nên bệnh liệt dương. Ngoài ra, các thuốc loại trở ngắt thụ thể p như Propranolol, Mentoprolol, Atenolol v.v… cũng có thể gây nên liệt dương do thuốc. Tuy có một sô” học giả cho rằng chúng không thể gây nên vấn đề về sinh dục, nhưng cũng có báo cáo khoa học cho rằng cũng sẽ gây nên liệt dương. Atropin là thuốc gây trở trệ thụ thể M, có thể ức chế acetylcholine, cho nên có thể ức chế thần kinh phó giao cảm, có khả năng gây nên ứ đọng nước tiểu và liệt dương.

Những thuốc có tác dụng ức chế trung khu và thuốc an thần có thể ảnh hưởng đến công năng sinh dục mà phát sinh liệt dương, như các thuốc Reserpine, Methyldopa. Thuốc Clonidine cũng sản sinh ra sự ức chê trung khu. Thuốc Hydralazine có thể thông qua tác dụng của trung khu chưa biết (unknown pivot) mà gây nên chướng ngại về công năng tình dục. Thuốc Opiate ngoài tác dụng chông androgen ra còn có tác dụng ức chế trung khu. Thuốc an thần (sedative) có thể ức chế những trung khu tương đối cao cấp, gây nên trở ngại công năng tình dục.

Ngoài ra, các thuốc như Cimetidine, Metoclopramiden, Metronidazole, Indometacin, Antilirstaminic, Estrogen v.y… đều có thể ức chế sự sinh thành testosterone mà dẫn đến hạ thấp ham muôn tình dục, thậm chí phát sinh liệt dương.

Thế nào gọi là bệnh liệt dương bắt nguồn từ thầy thuốc?

Bệnh liệt dương bắt nguồn từ thày thuốc là chỉ trường hợp trong quá trình khám và chữa bệnh cho người bệnh, bác sĩ đã dùng lời lẽ không tốt gây nên những chướng ngại về công năng sinh dục của người bệnh, cũng có thể là do ảnh hưởng nhiều mặt và do nhiều phương thức gây nên. Trong mỗi một ca bệnh, nguyên nhân chung là bác sĩ đã có tác động và là nguyên nhân gây bệnh khó khăn cương cứng dương vật của người bệnh. Điều này có thể do phát ngôn thiếu thận trọng, cũng có thể là sự chỉ dẫn, giải thích của bác sĩ làm người bệnh hiểu sai… Có khi liệt dương xuất hiện khi điều trị các bệnh khác, như bệnh vô sinh, bệnh tim, bệnh ở tiền liệt tuyến cần điều trị bằng phẫu thuật v.v… Khó khăn cương cứng lên của dương vật cũng có thể do điều trị bệnh về tình dục không xác đáng gây nên, bất luận là từ trước đến nay có bị chướng ngại về công năng sinh dục hay không, hoặc là điều trị đôi với các chứng bệnh như không phóng tinh hoặc phóng tinh ngược trở lại, người bệnh đều có khả năng bị liệt dương. Ngoài ra, khi tiến hành bồi dưỡng, giảng dạy những tri thức về sinh dục có liên quan, người bệnh vì nguyên nhân về mặt trình độ văn hóa hoặc sự hiểu sai lệch, không đúng, cũng có thể gây nên liệt dương bắt nguồn từ thày thuốc. Vì vậy, là cán bộ y tế làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân, trong quá trình khám chữa bệnh cho nam giới, nhất định phải chú ý trong phát ngôn, nhất là đối với các bệnh có quan hệ đến công năng sinh dục cần phải làm tốt sự chỉ đạo và giải thích chính xác, nếu không, sẽ đem đên cho người bệnh những phiền phức và áp lực về mặt tinh thần không cần thiết.